Buồn ngủ do thiếu ngủ hoặc mất ngủ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, có một số người dù đã ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải. Tình trạng bất thường này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ trong bài viết này này nhé.
Nguyên nhân của tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ
Giấc ngủ không chất lượng
Nếu bạn ngủ nhiều nhưng giấc ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc, rất khó đi vào giấc ngủ, gặp ác mộng khi ngủ,… thì dù giấc ngủ có kéo dài, cơ thể của bạn vẫn có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.
Dù bạn có ngủ nhiều mà giấc ngủ không đủ sâu, hay tỉnh giấc, khó đi vào giấc ngủ … thì giấc ngủ có dài cơ thể vẫn sẽ có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ
Lười vận động
Vận động thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Tập luyện thường xuyên mang đến nhiều lợi ích thiết thực, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa hiệu quả nhiều loại bệnh tật. Một số bài tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu và ngon hơn, từ đó tái tạo năng lượng cho cơ thể.
trái lại thói quen ít vận động lại khiến cho cơ thể có xu hướng thích nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Đó là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi nhiều người có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…
Buồn ngủ nhiều do bệnh lý
Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ nguyên nhân có thể do bệnh lý. Một vài bệnh làm cho bạn buồn ngủ dù đã ngủ nhiều như: bệnh về tuyến giáp, bệnh thiếu máu, bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn, rối loạn lo âu…
Ăn uống thiếu thiếu dưỡng chất
Cơ thể chủ yếu nạp năng lượng từ thức ăn. Ăn uống thiếu dinh dưỡng là một trong những tác nhân giảm chất lượng giấc ngủ, làm cho bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Dinh dưỡng được cho là chìa khóa đánh bại cảm giác mệt mỏi. Do vậy, bạn hãy chọn các thực phẩm giàu năng lượng như rau xanh thịt đỏ ngũ cốc, … đồng thời xây dựng cho mình một thực đơn đa dạng
Căng thẳng, lo lắng quá mức
căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm thậm chí gây ra mất ngủ. Nếu không mất ngủ, bạn cũng bồn chồn và mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và hay thức giấc giữa đêm.
Việc bạn căng thẳng và lo âu quá mức sẽ làm kiệt sức về thể chất và tinh thần, và dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Nếu áp lực cuộc sống khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. HÃy dành ra một chút thời gian để nghỉ ngơi đến khi bạn bình tĩnh hơn nhé
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hoặc mang thai
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh hay gặp phải chứng bốc hỏa đỏ mồ hôi do thay đổi nội tiết tố. điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ làm cho họ dù ngủ nhiều vẫn buồn ngủ.
Còn phụ nữ đang mang thai có cơ thể mệt mỏi hơn do ốm nghén tiểu đêm và thai nhi trong bung đang phát triển. Do đó nhu cầu nghỉ ngơi cũng cao hơn và biểu hiện chính là buồn ngủ.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, và thuốc điều trị rối loạn tâm thần, có thể gây ra tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là buồn ngủ.
Tác dụng phụ buồn ngủ có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ như cảm giác lơ mơ, uể oải đến nặng như ngủ gật bất chợt. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gây nguy hiểm nếu xảy ra khi đang lái xe, vận hành máy móc, hoặc làm việc trên cao.
Phải làm gì khi ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ?
Tùy từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chúng ta cần áp dụng những cách khắc phục khác nhau. Một số kinh nghiệm bạn có thể áp dụng để nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng buồn ngủ thường trực như:
dưới đây là một số kinh nghiệm để bạn có thể áp dụng vào việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ:
Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ là tập hợp các thói quen và hành vi giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu, từ đó nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cách thực hành vệ sinh giấc ngủ:
- Hạn chế giấc ngủ ban ngày: Chỉ ngủ trưa không quá 30 phút.
- không sử dụng chất kích thích: Hạn chế caffeine, nicotine và rượu bia trước khi ngủ. Đồng thời, tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trong vòng 1 giờ trước khi ngủ.
- Thực hành vệ sinh giấc ngủ bằng cách tập thể dục:Tập thể dục thường xuyên giúp bạn ngủ ngon hơn. Tránh tập thể dục quá gần giờ ngủ.
- Tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến giấc ngủ:Tránh ăn quá no hoặc ăn thức ăn khó tiêu trước khi ngủ.Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường, caffeine và nicotine.
- Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên:Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Mở cửa sổ cho ánh sáng tự nhiên vào phòng ngủ vào buổi sáng.
- Thư giãn trước khi ngủ: Tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ. Tránh suy nghĩ về những vấn đề căng thẳng trước khi ngủ.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh và mát mẻ.Giường ngủ nên thoải mái và phù hợp với tư thế ngủ của bạn.
- Duy trì lịch ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.Nếu bạn không thể ngủ sau 20 phút, hãy ra khỏi giường và làm việc gì đó thư giãn cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
Sử dụng sản phẩm giúp ngủ ngon
Sử dụng thực phẩm chức năng hoặc một số loại trà như: trà nhài, trà gừng, trà oải hương… Các loại sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ giảm căng thẳng mệt mỏi.
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Thiếu các vi chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Để khắc phục tình trạng này bạn cần cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất như: Sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin nhóm B (B3, B5, B6, B12) rất quan trọng với giấc ngủ.
Vận động với cường độ phù hợp
Nếu đang duy trì lối sống ít vận động, bạn nên thay đổi nếu muốn có những giấc ngủ ngon. Hãy chọn một bộ môn thể thao vừa sức và hợp sở thích để bạn có thể duy trì mỗi ngày. Điều quan trọng là vận động đều và vừa sức chứ không phải tập luyện quá sức và không thường xuyên.
Giải tỏa các áp lực tâm lý
Các bạn đang bị căng thẳng, stress có thể giải tỏa tâm lý bằng các hoạt động như đi dạo, thiền định hoặc làm việc theo sở thích của mình… Nếu tình trạng quá nặng thì bạn nên gặp bác sĩ trị liệu để được tư vấn và hỗ trợ.
Ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm như: Bệnh suy giáp, tiểu đường, trầm cảm, viêm khớp dạng thấp, thiếu máu, bệnh gan, bệnh tim,…Khi gặp phải tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ cùng với các dấu hiệu bệnh khác bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.