Lái xe trong tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ là hành vi nguy hiểm cho tính mạng cả người lái và những người tham gia giao thông khác. Khi buồn ngủ tinh thần không được tỉnh táo gây ảnh hưởng đến khả năng quan sát, nhận biết và xử lý tình huống sẽ chậm hơn.
Nguyên nhân lái xe thường hay buồn ngủ?
Buồn ngủ khi lái xe là một hiện tượng rất hay xảy ra dù bạn lái xe máy hay ô tô. Có yếu tố khiến bạn gặp phải tình trạng này.
Do ngủ không đủ giấc: Việc ngủ không đủ giấc sẽ làm cho bạn dễ cảm thấy buồn ngủ khi lái xe. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do các rối loạn giấc ngủ hoặc do bạn phải làm việc quá sức, làm việc không nghỉ ngơi
Rượu bia: Uống rượu bia làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và phán đoán của người tài xế và có thể gây ra buồn ngủ rất nguy hiểm
Chạy xe đường dài: Buồn ngủ khi lái xe đường dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sự mệt mỏi và căng thẳng từ thời gian lái xe dài, thiếu ngủ, hoặc ảnh hưởng của yếu tố khác. Điều kiện đường xá đơn điệu, đèn đường mờ nhạt, và ánh sáng môi trường thấp cũng đóng góp vào tình trạng buồn ngủ.
Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ thông tin về tác dụng phụ của thuốc thường được cung cấp trong hướng dẫn sử dụng và trên vỏ hộp thuốc. Vì vậy khi sử dụng các loại thuốc này bạn cần xin chỉ định của bác sĩ và đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng
Khi bạn có triệu chứng của một người buồn ngủ khi đang lái xe như ngáp và chớp mắt thường xuyên, mỏi mắt, díp mắt, lái xe sang làn đường khác…. Bạn cần có các cách để hết buồn ngủ nhằm đảm bảo an toàn cho mình và người khác.
10 cách chống mệt mỏi và buồn ngủ khi đi xe
Khi nhận thấy các biểu hiện buồn ngủ khi lái xe, Bạn hãy áp dụng ngay một số cách sau để hết buồn ngủ và tỉnh táo hơn:
Tranh thủ chợp mắt khi có thể:
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, bạn không nên tiếp tục lái xe nữa nếu không muốn xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Theo thống kê cho thấy, Lái xe khi buồn ngủ là nguyên nhân chính sau nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở việt nam và các nước. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu buồn ngủ bạn nên chủ động dừng lại và nghỉ ngơi. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ cần một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút có thể giúp bạn tỉnh ngủ và cảm thấy sảng khoái hơn.
Dùng các đồ uống có chứa caffeine
caffeine có trong cà phê và chè xanh là một chất kích thích sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và giảm bớt cảm giác buồn ngủ. Cách này chỉ có tác dụng tạm thời vài tiếng
Ăn trái cây có nhiều vitamin C
Trái cây có nhiều vitamin c như chanh cam bưởi sẽ giúp kích thích hệ thần kinh và làm bạn tập trung và tỉnh táo hơn khi lái xe. Vì vậy nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, bạn có thể ăn ngay một vài miếng cam đề dùng ngay khi cần nhé
Nhai kẹo cao su
nhai kẹo cao su sẽ giúp bạn quên đi cơn buồn ngủ do bạn chỉ tập trung vào việc nhai. việc hoạt động cơ miệng trong lúc nhai hạn chế được tình trạng ngáp ngủ. nếu áp dụng cách này bạn nên lựa chọn loại kẹo có vị bạc hà sẽ tạo được cảm giác sảng khoái the mát làm kích thích hệ thần kinh và tỉnh táo hơn
Rửa mặt bằng khăn lạnh
Rửa mặt bằng khăn lạnh không chỉ là một thói quen cá nhân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho da và tinh thần. Khăn lạnh giúp làm se lỗ chân lông, giảm sưng nề, và kích thích tuần hoàn máu, làm tăng sự tươi tắn cho làn da.Ngoài ra, tác dụng của việc rửa mặt bằng nước lạnh có thể giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời mang lại cảm giác sảng khoái và tỉnh táo, qua đó xua tan đi cảm giác buồn ngủ của bạn
Thực hiện hành động làm đau mình
Thực hiện các hành động làm đau mình như: cấu, véo, bóp tay… nó sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.Tuy nhiên, hãy lưu ý không tác động quá mạnh để tránh gây tổn thương và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hạ cửa sổ xe xuống
Một phương pháp đơn giản nhất để giảm cảm giác buồn ngủ khi lái xe ô tô là hạ cửa sổ xe xuống. Hành động này giúp tăng cường lưu thông không khí trong cabin, đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy và giảm mệt mỏi.
Mở nhạc hoặc radio để nghe
Một bản nhạc sôi động hoặc chương trình radio mà bạn yêu thích có thể kích thích não bộ, mang lại tinh thần hứng khởi và giúp bạn quên đi cảm giác buồn ngủ khi đang lái xe. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy buồn ngủ, hãy bật ngay một bài hát năng động hoặc mở radio để lắng nghe.
Trò chuyện với người xung quanh
Một phương pháp mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn để đối mặt với cảm giác buồn ngủ khi lái xe là tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện với những người xung quanh. Giao tiếp với người khác có thể giúp bạn tập trung và giữ tinh thần tỉnh táo hơn. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy buồn ngủ, hãy thử mời người đi cùng tham gia vào những cuộc trò chuyện ngắn để xua đi cảm giác uể oải.
Uống thuốc chống buồn ngủ khi lái xe uống thuốc
Có một vài loại thuốc chống buồn ngủ với thành phần chính là: Modafinil. Chất này có tác dụng kích thích não bộ và tăng khả năng tập trung. Tuy nhiêu cách này chỉ nên dùng cho trường hợp khẩn cấp và có sự tham khảo của bác sĩ để dùng đúng liều lượng.
Sử dụng các thiết bị chống buồn ngủ
Một số loại thiết bị chống buồn ngủ khi lái xe hiệu quả như: stop Sleep, Mascot, LGI… Ngoài ra, có một số hãng xe ô tô cũng trang bị hệ thống cảnh báo chống buồn ngủ như: Honda CR-V. Các thiết bị này sẽ theo dõi mức độ nhận thức và tập trung của lái xe. Thiết bị sẽ rung hoặc kêu để nhắc nhở và cảnh báo khi thấy lái xe có các dấu hiệu của cơn buồn ngủ.
Điều chỉnh tư thế ngồi giúp chống buồn ngủ
Khi bạn ngồi quá lâu một tư thế khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Do đó, bạn nên điều chỉnh tư thế ngồi thường xuyên. Trường hợp không thể dừng xe để nghỉ ngơi thì đây là cách hiệu quả nhất.
Bật đèn nội thất trong xe khi lái xe vào ban đêm
Cách này được xem là mẹo chống buồn ngủ hiệu quả nhất khi lái xe vào bạn đêm. Bởi khi tắt đèn khoang ca bin tối dễ khiến cơ thể sản sinh ra Melatonin – một hormone gây buồn ngủ.
Thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi
Nếu phải lái xe đường dài, việc quan trọng là thường xuyên dừng lại ở các trạm nghỉ để nghỉ ngơi. Chuyên gia khuyến cáo rằng không nên lái xe liên tục quá 4 giờ, vì sẽ đưa não bộ vào tình trạng làm việc liên tục và có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ. Một lịch trình hợp lý là dừng lại mỗi 2-3 giờ lái xe, nghỉ ngơi trong khoảng 15-20 phút. Lúc nghỉ, bạn có thể chợp mắt, đi dạo một vòng, uống nước hoặc rửa mặt để tạo sự tỉnh táo và sẵn sàng cho phần còn lại của hành trình.
Mách bạn mẹo hạn chế mệt mỏi và buồn ngủ cho những chuyến đi dài
Bạn sắp có những chuyến đi dài, nhất là chuẩn bị đi vào ban đêm hoặc đầu giờ chiều, bạn nên chuẩn bị trước để giảm đi tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ khi lái xe. Dưới đây là những mẹo mà chúng tôi gợi ý cho bạn để hạn chế đi tình trạng này
Tránh lái xe vào ban đêm
Như bạn đã biết ban đêm là thời điểm mà bạn dễ bị buồn ngủ nhất. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc lái xe vào ban đêm nếu như bạn không muốn biết giấc ngủ trắng là gì, đặc biệt là lái xe đường dài để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
Ngủ đủ giấc trước khi lái xe
Bạn hãy ngủ đủ 7- 9 tiếng vào đêm hôm trước để có một tinh thần tỉnh táo chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày hôm sau. Khi bạn ngủ đủ giấc, cơ thể có cơ hội tái tạo và phục hồi năng lượng. Quá trình này giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung và đồng thời làm tăng cường khả năng tỉnh táo khi thức dậy. Việc duy trì thói quen ngủ đủ giấc đều đặn là quan trọng để đảm bảo sự tỉnh táo và khả năng phản xạ khi lái xe đường dài.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngủ đủ giấc nhưng chất lượng giấc ngủ không đảm bảo thì bạn cũng rất dễ buồn ngủ khi lái xe.Hãy thực hiện một số các sau để cải thiện giấc ngủ của bạn nhé.
- Có lịch ngủ đồng bộ và nhất quán, đi ngủ và thức dậy và thời điểm nhất định không gian ngủ yên tĩnh tối và mát mẻ
- Hạn chế các thiết bị điện tử trước khi ngủ
- Không sử dụng các đồ uống có chứa caffeine và rượu bia trước khi đi ngủ
- Tập thể dục duy trì lối sống lành mạnh
Không sử dụng các đồ uống có cồn
Rượu, bia và đồ uống có cồn là chất gây nghiện và có thể suy giảm khả năng tập trung, làm giảm sự chú ý và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi lái xe. Các chất trong rượu có thể làm chậm phản xạ của người lái xe, vì vậy nếu bạn có dự định lái xe đường dài thì không nên uống các đồ uống có cồn kể trên.
Bài trên chia sẻ một số mẹo đơn giản để giúp bạn đối phó với cơn buồn ngủ khi lái xe. Hãy áp dụng ngay nếu bạn đang là tài xế, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác trên đường.