Indonesia tiếp tục tham gia cuộc đua sở hữu tàu tên lửa

Theo tin từ hãng PT PAL  Indonesia tổ chức lễ ký đặt đóng tàu tên lửa tàng hình thứ 3 KCR-60 theo đơn đặt hàng từ Hải quân Indoneisa.

Mẫu tàu được đóng là mẫu KCR-60, đây là thế hệ tàu tên lửa cỡ nhỏ nhưng khá hiện đại do Indonesia tự nghiên cứu thiết kế và được hãng PT PAL đóng trong nước.

Tham khảo thêm: Cách xóa hiển thị trang web vĩnh viễn khi đã truy cập

Hãng PT PAL cũng đã hạ thủy chiếc KCR-60 đầu tiên và sẽ sớm chuyển giao vào cuối tháng 12/2013. Theo hợp đồng giữa Chính phủ Indonexia và Hãng PT PAL, chiếc tàu thứ 2 sẽ được chuyển giao vào giữa tháng 3/2014, còn chiếc thứ 3 sẽ được biên chế giữa tháng 6/2014.
Tàu tên lửa KCR-60 là loại tàu chiến dài 59,8m, lượng giãn nước khi có tải 460 tấn. Động cơ của tàu là hệ thống động cơ diesel  có tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động gần 4.000km. Để vận hành con tàu này, thủy thủ đoàn gồm 40 người.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chặn một website độc hại khỏi máy tính của bạn 

Tàu tên lửa KCR-60 (ảnh mô hình).
KCR-60 được trang bị pháo hạm 57mm, 2 pháo phòng không 20mm và 4 tên lửa hành trình chống tàu mặt nước và 2 hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt.
Loại tên lửa chống tàu trang bị cho KCR-60 có thể là tên lửa C-705 do Trung Quốc sản xuất. Theo một số nguồn tin, Indonesia đã mua giấy phép sản xuất loại tên lửa này trong nước.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách sử dụng điều hòa mà không tốn điện

Tên lửa chống hạn C-705 nặng 320kg với đầu đạn nặng 110-130kg. Tên lửa được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn 75km, lắp đầu đạn tự dẫn radar chủ động. Theo thông tin của nhà sản xuất, C-705 có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước 1.500-3.000 tấn.
Động thái tăng cường đội tàu tên lửa chống ham của Indonexia được cho rằng nhằm đề phòng các nguy cơ chiến tranh đang xuất hiện ngày các nhiều tại khu vực Biển Đông.
Lamthenaoaz.vn theo PT PAL