Cách nấu chè thập cẩm ngon tại nhà với hương vị của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam

cac-loai-che-thap-cam-mien-bac

Chè thập cẩm chính là một loại thức ăn vặt ngon dễ làm mà không chỉ người lớn hay mà cả trẻ con cũng ăn được, mọi người mọi lứa tuổi đều có thể sủ dụng chúng. Chè thập cẩm một loại chè được kết hợp với nhau bằng rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau. Mà hương vị của chúng không bị mặc định mà chúng có thể thay đổi đa dạng với các khẩu vị khác nhau với từng người. Chúng rất được ưu chuộng vào các ngày hè nóng nực, một chút các nguyên liệu được kết hợp với nhau thêm vào đó chút đá bào, còn gì tuyệt vời hơn chứ ngày hè nóng bức bực bội của bạn sẽ bị đánh tan.

che-thap-cam-khoai-deo
Chè thập cẩm khoai dẻo

Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi mua nhà mô giới để chắc bị lừa 

Ăn chè thập  cẩm giúp bạn bổ sung rất nhiều năng lượng vì chúng chủ yếu là các loại hạt củ như ngô, đậu xanh, đậu đỏ,… nên hàm lượng tinh bột của nó khá nhiều. Những người mệt mỏi thì ăn chè sẽ rất tốt giúp cho bạn hồi sức lại rất nhanh, nhưng một số người mặc bệnh mà phải kiêng đồ ngọt thì cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biết những người béo nên hạn chế ăn chè vì chúng có chứa nhiều tinh bột và đường bên trong.

Chè thập cẩm là sự kết hợp nguyên liệu cho nên ở mỗi nơi hay mỗi người lại có một cách chọn đồ khác nhau, và chúng tôi đã thu thập được 3 cách nấu chè thập cẩm của cả 3 vùng miền Bắc-Trung-Nam giúp bạn dễ dàng lựa chọn khẩu vị ăn hơn.

Chè thập cẩm miền Bắc

Nguyên liệu làm món chè thập cẩm miền Bắc

cach-nau-che-thap-cam-mien-bac

  • Đường, dừa tươi nạo, dừa khô
  • Chút tinh dầu bưởi
  • 1 chút bột năng
  • 2 lá nếp
  • Hạt chân châu (20g)
  • Đậu ván trắng (100g)
  • Đậu đỏ (100g)
  • Đậu đen (50g)
  • Đậu xanh (50g)
  • Khoai môn (1 củ nhỏ)
  • Nước cốt dừa (100ml)
  • Bột báng (200g)

Các bước làm món chè thập cẩm miền Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên chúng ta hãy đãi sạch và ngâm các loại đậu trong nước sạch khoảng 5 đến 6 tiếng để giúp cho đậu nở mềm và nấu dễ chín hơn.
  • Bột báng, chân châu rửa sạch, ngâm trong vòng 30 phút trước khi nấu.
  • Khoai môn cạo, gọt vỏ, rồi thái miếng nhỏ dễ ăn, sau đó rửa ngâm vào nước muối loãng. Sau đó vớt ra để khô.
  • Lá dứa rửa sạch để khô giáo

Tham khảo thêm: Các kinh nghiệm lần đầu hẹn hò có nên đi chung xe hay không 

Bước 2: Nấu bột báng, chân châu:

  • Nên nấu riêng từng loại để sau đó cho mọi người ăn dễ lựa chọn.
  • Bắt đầu chúng ta chuẩn bị một bát chậu nước sạch, sau đó cho bột báng ( chân châu ) cùng một chút nước vào nồi đun sôi chỉ khoảng 15 đến 20 phút khi bột báng ( chân châu ) chín rồi vớt ra. Trong quá trình đun chúng ta nên đảo đều để cho bột không dính vào phần đáy nồi, khiến nồi bị cháy.
  • Khi chín chúng ta vớt ra để ngay vào tô  nước lạnh, khuấy đều chúng để cho chúng không bị dính lại với nhau thành cục. Rồi để khoảng 10 phút chúng ta hãy vớt ra tô sạch.

Bước 3: Nấu đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván trắng, đậu đen:

cach-trinh-bay-che-thap-cam
Cách bày trí chè thập cẩm
  • Chúng ta vớt đậu đã được ngâm nước sạch a và đổ vào nồi, cho thêm vào đó chút nước vừa sấp sỉ hơn bề mặt đậu một chút, sau đó đun cho đến khi đậu của bạn chín mềm thì tắt bếp và cho thêm vào đường và chút tinh dầu cho vừa ăn.
  • Chúng ta nên nấu riêng từng loại đậu ra để chánh trường hợp có người ăn được loại này nhưng lại không ăn được loại kia.

Bước 4: Nấu khoai môn, khoai lang

  • Cho khoai vào trong nồi để vào thêm chút lá dứa đun khoảng 10 phút đến 15 là khoai có thể đã chín mềm, rồi chúng ta hãy cho thêm vào đó chút đường để tăng hương vị cho khoai.
  •  Đổ khoảng 30ml nước cốt dừa vào một cái nồi nhỏ khác và thêm 10g đường cùng 2 thìa bột năng đã pha loãng vào đun sôi cho đến khi chúng hơi sệt sệt.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức chè thập cẩm

  • Lần lượt chúng ta cho tường loại nguyên liệu mà mình thích vào cốc và sau đó cho thêm chút dừa tươi nạo, rắc chút dừa khô, sau đó cho vào một chút đá bào, rồi thêm một chút hỗn hợp nước cốt dừa vừa làm lên trên. Và cuối cùng công việc của chúng ta là chộn đều lên và ăn thôi.

Tham khảo thêm: Những điều kiện cần có khi mua “nhà xã hội”

Chè thập cẩm kiểu miền Trung

Nguyên liệu làm món chè thập cẩm miền Trung

che-thap-cam-mien-trung
Chè thập cẩm miền trung
  • Đậu đỏ (10g)
  • Đậu phộng (50g)
  • Đậu xanh (100g)
  • Bột nếp (100g)
  • Bột năng (100g)
  • 1 quả dừa tươi
  • Nước cốt dừa (100ml)
  • Sữa tươi (200ml)
  • Đường
  • Vài lá dứa

Cách làm món chè thập cẩm kiểu miền Trung

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Vo sạch đậu đỏ đã chuẩn bị, loại bỏ những hạt nép và những hạt bị sâu bọ, ngâm trong nước sạch khoảng 2h. Đậu xanh chúng ta cũng làm tương tự như vậy.
  • Với đậu phộng chúng ta đem đi rang chín rồi sau đó xát vỏ, có thể giã hoặc để nguyên hạt theo như cách ăn của từng người.
  • Dừa chúng ta lấy nước sau đó lạo lấy phần cùi.
  • Lá dứa rửa sạch để khô.

Cach-nau-che-thap-cam

Bước 2: Nấu đậu đỏ, đậu xanh

  • Đậu đỏ chúng ta nấu cùng với nước khoảng 10 đến 15 phút cho chín nhưng không đươc nấu quá chín rồi sau đó vớt ra để vào một cái bát. Cho thêm đường cho vừa ăn.
  • Đậu xanh sau khi chúng ta ngâm thì vớt để vào nồi hấp và hấp cho chín sau đó đổ ra chúng ta dùng thìa tán cho đậu mịn rồi sau đó vo thành những viên nhỏ rồi để ra một các bát riêng. Nêm thêm đường.

Bước 3: Nấu bột nếp, bột năng:

  • Bột nếp và bột năng chùng ta hòa với nước, nhào cho mềm mịn sau đó vo thành các viên nhỏ, sau đó cho lên bếp luộc chín, rồi vớt ra để vào một bát nước lạnh khoảng 10p thì cho ra một bát riêng.
  • Nguyên liệu khác: Chúng ta đem lá dứa đã chuẩn bị giã lấy nước cốt, sau đó đổ hỗn hợp nước dừa, nước lá dứa, sữa tươi đun lên, cho thêm đường vào cho vừa miệng song cũng để riêng ra.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

  • Cho từng nguyên liệu của mình thích vào, thêm vào đó chút đá bào, dừa khô, đậu phộng, dừa tươi và dưới lên một chút hỗn hợp nước mới chế biến lên và thưởng thức.

Chè thập cẩm kiểu miền Nam

Nguyên liệu làm món chè thập cẩm kiểu miền Nam

che-thap-cam-mien-nam

  • Đậu đỏ (100)
  • Bắp ngọt (30g)
  • Chuối chín (2 quả)
  • Cốm khô (100g)
  • Bột báng (50g)
  • Bột mì (100g)
  • Bột năng (100g)
  • Bột thạch rau câu (50g)
  • Nước cốt dừa (400ml)
  • Đường (200g)

Cách nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam

nguyen-lieu-nau-che-thap-cam
Nguyên liệu nấu chề thập cẩm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Vo sạch đậu đỏ đã chuẩn bị, loại bỏ những hạt nép và những hạt bị sâu bọ, ngâm trong nước sạch khoảng 2h. Đậu xanh chúng ta cũng làm tương tự như vậy.
  • Bắp chúng ta tẩy lấy hạt sau đó, để khô.
  • Cốm ngâm trong nước sạch khoảng 10p, vướt ra rổ để ráo nước.
  • Bột báng rửa sạch, ngâm 10p với nước sạch rồi để ra rổ cho dáo nước.
  • Trộn bột mì và một nửa bột năng chuẩn bị sẵn , trộn với nước nhào bột cho nhuyễn  rồi vo thành những viên bi nhỏ.
  • Bóc chuối và sắt thành những viếng nhỏ để dễ ăn, lưu ý chọn những quả chuối không chín quá để tránh tình trạng khi nấu chè bị nát.

Bước 2: Nấu chè

  • Cho đậu đỏ vào nồi đun sôi với nước cho đến khi đậu đỏ chín mềm thì tắt bếp và thêm chút đường vào.
  • Cho bắp ngọt đun sôi rồi cho bột năng vừa hòa vào cộng với chút đường khuấy đều. Đun lại cho sánh lại cuối cùng cho thêm vào đó 50ml nước cốt dừa vào và đun sôi một lần nữa là song.
nau-ngo-ngot
Nấu bắp ngọt
  • Còn với phần cốm chuẩn bị trước đó chúng ta cũng thực hiện nấu giống với phần bắp ngọt phía trên.
  • Chuối chúng ta đun sôi với lượng nước đủ, cho thêm bột năng, bột báng vào đun sôi. Chúng ta khuấy nhẹ nhàng giúp cho phần bột báng và chuối không dính cục lại với nhau và chuối không bị nát. Cuối cùng chúng ta cho thêm vào đó 2 thìa cà phê đưuòng và chút nước cốt dừa đun sôi lần nữa và tắt bếp là song.
  • Phần bột mì thì luộc chín sau đó vớt ra bát để ráo nước.
  • Làm thạch  rau câu với nguyên liệu chúng ta đã chuẩn bị sẵn là song hết.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Với một cốc chè miền nam ngon chúng ta phải cho đầy đủ các nguyên liệu đã chuẩn bị vào cốc sau đó cho thêm vào đó một chút nước cốt dừa, một chút dừa khô, chút dừa tươi cộng với đá bào chộn đều lên. Và bước cuối cùng rất quan trọng đó là vừa ăn vừa tận hưởng hương vị tuyệt vời của nó thôi.

Chỉ với một chút nguyên liệu rất dễ kiếm cùng với một chút sự khéo léo, cần mẫn và tham khảo một chút kinh nghiệm của chúng tôi là các bạn đã có thể biết cách nấu chè thập cẩm rồi đó. Chúng ta nếu ăn một loại chè suốt thì sẽ rất dễ chán, chúng tôi lamthenaoaz đã chia sẻ cho các bạn 3 cách nấu chè khác nhau của 3 vùng miền khác nhau để bạn có thể thay đổi khẩu vị của mình. Hãy cho chúng tôi biết cách nấu chè thập cẩm ở vùng nào là ngon nhất nha các bạn.